Thời gian Làm việc
  • Thứ 2 06:30 - 18:00
  • Thứ 3 06:30 - 18:00
  • Thứ 4 06:30 - 18:00
  • Thứ 5 06:30 - 18:00
  • Thứ 6 06:30 - 18:00
  • Thứ 7 06:30 - 18:00
  • Chủ Nhật 06:30 - 18:00

Bảo dưỡng gầm xe ô tô

Trên thực tế, gầm ô tô là bộ phận chịu nhiều tác động nhất từ môi trường bên ngoài, đặc biệt vào mùa mưa. Chính vì vậy, để tối đa sự thoải mái, an toàn cũng như thời gian sử dụng, chủ xe cần phải thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng gầm ô tô. Nhất là sau khi đi mưa hoặc di chuyển qua đoạn đường ngập úng, bạn nên vệ sinh gầm xe sạch sẽ để tránh tình trạng gỉ sét, hao mòn.

Nếu thấy gầm xe có dấu hiệu bị rò rỉ nước hay phát ra âm thanh lạ, bạn nên đưa xe tới các garage sửa chữa ngay bởi nhiều khả năng là động cơ và hệ thống phanh đang gặp vấn đề. Hiện nay, để bảo vệ gầm xe tối ưu khỏi các tác nhân từ môi trường, các trung tâm sửa chữa xe có thực hiện dịch vụ phủ gầm xe với tác dụng chống tình trạng gỉ sét, cách nhiệt và chống ồn

Hiện tại, Gara BHD Auto đang thực hiện dịch vụ bảo dưỡng gầm ô tô với các bước chi tiết như sau:

Bước 1: Tiếp nhận xe & kiểm tra Kỹ thuật viên tại Gara BHD Auto sẽ tiếp nhận yêu cầu của bạn và kiểm tra sơ bộ về những vấn đề liên quan đến gầm mà xe bạn đang gặp phải để từ đó đưa ra kế hoạch bảo hành phù hợp và chính xác nhất.
Bước 2: Báo lỗi xe đang gặp phải và báo giá chi phí Sau khi kiểm tra xe, kỹ thuật viên sẽ tư vấn dịch vụ và báo lỗi hư hỏng và báo giá chi phí bảo dưỡng khung gầm ô tô cho khách hàng.
Bước 3: Khách hàng duyệt chi phí bảo dưỡng
Bước 4: Tiến hành bảo dưỡng Tiến hành bảo dưỡng theo đúng báo giá và các hạng mục khách hàng lựa chọn, đồng thời báo tiến độ bảo dưỡng gầm cho khách hàng.
Bước 5: Hoàn thiện và bàn giao xe Đảm bảo xe không còn trục trặc gì trước khi bàn giao cho khách hàng. Hoàn thiện và kiểm tra chất lượng lần cuối để đảm bảo xe không gặp trục trặc gì. Sau đấy tiến hành bàn giao xe cho khách hàng.

Khi nào cần bảo dưỡng gầm xe ôtô?

Nếu nhận thấy chiếc xe của bạn gặp phải một trong những hiện tượng sau thì cũng chính là lúc bạn nên mang xe tới các garage sửa chữa ô tô uy tín để được kiểm tra và bảo dưỡng khung gầm xe ô tô chính xác và kịp thời.

  • Động cơ không đạt đủ công suất và có sức ì lớn.
  • Động cơ xe hoạt động không ổn định và có những âm thanh lạ.
  • Hệ thống xả khí phát ra âm thanh bất thường.
  • Gầm xe bị rò ri nước và xuất hiện những âm thanh lớn.
  • Nhiệt độ của nước làm mát động cơ cao hơn so với quy định.
  • Phanh xe không ăn, giảm công suất.
  • Thân xe bị nghiêng về một phía cho dù đang di chuyển trên con đường bằng phẳng.
  • Khi phanh hoặc dừng xe lốp xe rít mạnh rất chói tai.

Để tránh những tai nạn đáng tiếng có thể xảy ra, thì bạn nên mang xe tới các garage uy tín để được bảo dưỡng nếu nhận thấy một trong những dấu hiệu trên.

Cần kiểm tra trước những gì trước khi bảo dưỡng gầm?

Trước khi mang xe đi bảo dưỡng gầm, bạn cần kiểm tra và đánh giá tình trạng chiếc xe của mình để tránh tình trạng bị chặt chém, hay phải thay mới những chi tiết không cần như đề xuất của thợ sửa chữa.

Hãy chú ý quan sát đến khí thải từ ống xả trong lúc xe đang vận hành. Nếu nhận thấy khí thải chuyển sang màu đèn hoặc trắng thì đây là những dấu hiệu bất thường. Nếu khí thải màu đen thì có thể là do lượng dầu bôi trơn rò rỉ vào buống đốt hoặc hỗn hợp khí quá đậm đặc. Còn nếu khi thải ra có màu trắng thì rất có thể là do đệm nắp máy bị lẫn nước hoặc bị cháy.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan sát cả chân nến điện để nhận biết màu sắc của nó. Nếu nhận thấy chân nến điện có màu sáng hoặc màu đen thì đều không tốt. Nếu chân nến điện có màu sáng thì rất có thể là do động cơ quá nóng, dẫn tới cháy chân nến điện. Còn nếu chân nến điện có màu đen thì là do sục dầu lên trên buông cháy hoặc do hiện tượng bỏ lửa đều.

Nguyên nhân và cách khắc phục hư hỏng gầm xe ôtô

  1. Vấn đề về tay lái:
  • Tay lái nặng:

Nguyên nhân: Thiếu dầu trợ lực tay lái, non lốp hoặc xe tải trọng quá nặng.

Cách khắc phục: Bổ sung đủ dầu trợ lực tay lái hoặc bơm đủ áp suất lốp.

  • Tay lái khó trở về vị trí cân bằng:

Nguyên nhân: Xiết quá chặt bạc lái, vít vô tận chỉnh sai, thiếu dầu bơi trơn giữa các khớp nối của hệ thống lái, hoặc góc đặt bánh xe sai.

Cách khắc phục: Nới lỏng bạc lái (lưu ý không được nới lỏng quá sẽ bị dơ), điều chỉnh lại vít vô tận, bôi dầu mỡ vào các khớp nối của hệ thống hoặc điều chỉnh lại góc đặt bánh xe cho đúng.

  • Tay lái rung

Nguyên nhân: Mòn bạc trụ lái, mòn bạc thanh giằng thước lái, các khớp nối của hệ thống bánh lái không chặt, lỏng đai ốc bắt chặt bánh xe, bánh xe không cân bằng, giàn cân bằng lái bị cong hoặc cao su phần cân bằng bị lão hóa, lốp bị mòn không đều, lốp bị phồng hoặc có khí lọt vào đường dầu của hệ thống trợ lực lái.

Cách khắc phục: Phục hồi hoặc thay mới bạc trụ lái, điều chỉnh lại bạc tỳ thước lái, vặn chặt lại các khớp nối, vặn chặt các đai ốc, cân bằng lại các bánh xe, thay mới cao su phần cần bằng và bơm đủ áp suất hơi cho lốp, thay mới lốp hoặc xả khí trong hệ thống trợ lực lái.

  • Tay lái nhao (nghiêng sang phải hoặc sang trái)

Nguyên nhân: Áp suất lốp không đồng đều, góc đặt vô lăng sai, cao su tay lái bị lão hóa, táo lái bị bẩn, độ chụm bánh và song hành bánh không chính xác hoặc rotuyn lái hỏng do làm việc lâu ngày.

Cách khắc phục: Bơm đủ áp suất lốp đúng với quy định, điều chỉnh lại góc đặt vô lăng, độ chụm và độ song hành bánh xe cho chính xác, thay mới cao su tay lái hoặc thay mới rotuyn.

  1. Các vấn đề về phanh
  • Phanh không ăn

Nguyên nhân: Khí hoặc đường dầu của hệ thống phanh bị rò rỉ, hành trình của bàn phanh không chính xác, bầu trợ lực hơi và phớt giữa tổng trên bị hỏng, piston bánh trước bị bó thường ở phanh đĩa, dây phanh tay bị bó hoặc đứt, má phanh quá mòn hoặc cuppen phanh bị hỏng.

Cách khắc phục: Xả khí lẫn trong dầu phanh, điều chỉnh lại hành trình bàn đạp phanh, thay mới bầu trợ lực phanh và phớt giữa tổng trên, siết lại các đầu khớp nối và thay thế các đệm hoặc thay mới cúppen, dây phanh, má phanh…

  • Phanh bị ăn lệch hẳn về một phía

Nguyên nhân: Áp suất giữa các lốp không đồng đều, cuppen dưới xylanh chia bị hỏng, lốp mòn không đều, má phanh bị dính dầu, hoặc tang trống phanh bị méo.

Cách khắc phục: Bơm lốp đúng với áp suất quy định, thay mới cuppen, thay mới lốp, vệ sinh sạch sẽ má phanh hoặc sửa chữa lại tang trống phanh.

  • Bó phanh

Nguyên nhân: Điều chỉnh sai phanh tay, hành trình của bàn phanh không chính xác, xylanh phanh chính bị hỏng, xylanh bánh xe bị kẹt, lò xo hồi vị má phanh hoặc lò xo kéo bị hỏng, nước vào hoặc dầu khô khiến ắc phanh bị bó hoặc khớp nối tang trống phanh tay bị gỉ sét do bị ngập nước dẫn tới bó phanh.

Cách khắc phục: Điều chỉnh lại phanh tay, điều chỉnh lại hành trình phanh tay, thay mới xy lanh phanh chính, thay mới xy lanh bánh xe, thay mới lò xo kéo ở cơ cấu phanh, đánh sạch ắc phanh và bôi thêm mỡ hoặc tháo rời các khớp nối và đánh bay các lớp gỉ sét ở phần khớp tang trống.

  1. Áp suất của khí nén không đủ

Nguyên nhân: Bị chùng dây đai bơm khí nén, hở đường dẫn khí nén.

Cách khắc phục: Điều chỉnh lại độ căng của dây đai,siết chặt lại các đầu nối của đường ống.

Chúc các bạn có những kiến thức bổ ích, với những kinh nghiệm khi bảo dưỡng và sửa chữa khung gầm ô tô của mình. Khi xe của các bạn đang gặp phải những vấn đề trên, các bạn nên đến ngay các gara sửa chữa ô tô chuyên nghiệp để được kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa một cách chính xác nhất.

Nếu xe bạn đang ở Khu vực Hà Nội, có thể liên hệ với gara sửa chữa khung gầm ô tô chuyên nghiệp – BHD Auto, để được tư vấn, báo giá và sắp xếp lộ trình kiểm tra, sửa chữa ô tô của mình một cách chính xác nhất.

BHD Auto – Gara chuyên sửa chữa ô tô uy tín

Địa chỉ: Số 11 Nguyễn Hoàng Tôn, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội

Hotline: 0989 322 678 – Mr Dũng

Email: lienhe@bhdauto.vn